Hạ gò má bị chảy xệ là sao? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Đối với những người sở hữu đôi lưỡng quyền cao thì phương pháp cải thiện hiệu quả nhất là phẫu thuật hạ gò má. Tuy nhiên, nhiều người lại lo sợ gặp phải tình trạng hạ gò má bị chảy xệ nên chưa dám thực hiện. Vậy thực hư vấn đề này là sao? Hạ gò má có bị xệ mặt không? Cùng theo dõi nội dung bài viết sau để có câu trả lời.

Hạ gò má bị chảy xệ là sao? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Hạ gò má có bị xệ mặt không?
Hạ gò má là một phương pháp can thiệp, chỉnh sửa phần gò má cao thành gò má thấp, cân đối, hài hòa. Hiện tại có 2 phương pháp chính được dùng để hạ gò má là tiêm hạ gò má và phẫu thuật hạ gò má.
Tiêm hạ gò má có ưu điểm là nhanh chóng, không đau đớn, giá thấp, không mất thời gian nghỉ dưỡng. Tuy nhiên hiệu quả thẩm mỹ chỉ kéo dài 6 – 9 tháng. Trong khi đó phẫu thuật hạ gò má là phương pháp sử dụng máy cắt hiện đại để cắt xương, hạ thấp gò má 1 – 2 cm. Phương pháp này có ưu điểm là an toàn, hiệu quả duy trì vĩnh viễn.

Trong một vài trường hợp, sau hạ gò má có thể bị chảy xệ da | Hạ gò má bị chảy xệ là sao? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Vậy hạ gò má có bị xệ mặt không? Câu trả lời là CÓ THỂ. Trên thực tế có nhiều khách hàng phản ánh rằng sau hạ gò má, vùng da mặt bị chảy xệ khiến gương mặt già nua. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào hạ gò má cũng bị chảy xệ. Vấn đề này còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người cũng như địa chỉ thực hiện, tay nghề của bác sĩ.
>>> Xem thêm về Hạ Gò Má Tại đây
Nguyên nhân hạ gò má bị chảy xệ
Mặc dù y học hiện đại đã cho ra đời nhiều phương pháp phẫu thuật tân tiến, có thể hạn chế tối đa các nguy cơ rủi ro. Tuy nhiên không có gì mang tính tuyệt đối. Nếu thực hiện sai kỹ thuật bạn cũng có thể gặp phải một số biến chứng đáng tiếc. Trong đó hạ gò má bị chảy xệ cũng là một biến chứng.
Theo các chuyên gia, phẫu thuật hạ gò má bao gồm các thao tác cắt và di chuyển xương nên một số trường hợp sẽ bị chảy xệ má sau khi phẫu thuật. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là bác sĩ thực hiện các thao tác cắt không chính xác khiến cho gò má bị lệch xuống dưới hoặc phần xương má được cắt không đảm bảo tỷ lệ như mong muốn.

Hạ gò má bị chảy xệ chủ yếu là do thao tác thực hiện không chính xác | Hạ gò má bị chảy xệ là sao? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Ngoài ra, còn một số yếu tố làm tăng nguy cơ này như:
- Người phẫu thuật hạ gò má ngoài 40 tuổi, thời điểm này cấu trúc xương và cơ mặt đã bắt đầu lão hóa nên dễ bị chảy xệ mặt hơn người trẻ
- Người bị thừa cân khiến phần má có quá nhiều mỡ
- Da mặt mỏng, da không săn chắc khiến các thông số thực hiện bị sai lệch nhiều
- Người bị hô răng hoặc các đường nét ở phần cằm cổ không rõ ràng
- Vốn dĩ má đã bị chảy xệ trước khi phẫu thuật hoặc phần rãnh mũi má sâu hơn bình thường
Những biến chứng có thể gặp phải khi hạ gò má
Hạ gò má bị chảy xệ chỉ là một trong những biến chứng có thể gặp phải khi phẫu thuật sai kỹ thuật, tay nghề bác sĩ non kém. Ngoài da mặt bị chảy xệ, bạn còn có thể phải đối mặt với các biến chứng như:
- Để lại sẹo xấu
Sẹo xấu là điều mà bất kỳ ai cũng khiếp sợ khi thực hiện phẫu thuật. Nếu phẫu thuật hạ gò má không đúng kỹ thuật, xâm lấn quá sâu có thể khiến các mô mất khả năng phục hồi, hình thành sẹo lõm hoặc các đường rãnh, có thể kèm thêm sẹo thâm và càng khó điều trị dứt điểm hơn.
- Tổn thương dây thần kinh
Vùng mặt là khu vực tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng. Do đó chỉ cần sai lệch một chút là có thể gây tổn thương các dây thần kinh quan trọng như III, VII, VIII. Đây là các dây thần kinh liên quan trực tiếp đến thị lực và vùng thái dương. Phản ứng đầu tiên nếu bị tác động lên dây thần kinh chính là đau đớn. Kèm theo đó là sưng phù, biến dạng, mặt bị đơ cứng, hốc mắt đau nhức. Nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng bị tê liệt mặt, thị lực giảm
- Bị nhiễm trùng
Các thiết bị, máy móc dùng trong quá trình thực hiện phẫu thuật nếu không được khử khuẩn sẽ dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng. Các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở, tạo thành ổ viêm gây sưng đau, làm vết mổ lở loét, chảy dịch, tạo mủ. Thậm chí có thể dẫn đến hoại tử nặng hoặc làm lõm vùng phẫu thuật nếu không xử lý kịp thời.

Các biến chứng hạ gò má có thể gặp phải | Hạ gò má bị chảy xệ là sao? Nguyên nhân và cách phòng tránh
- Cứng hàm, mặt đơ
Biến chứng này có thể xảy ra khi xác định tỷ lệ xương hàm sai hoặc kỹ thuật thực hiện không chính xác. Điều này khiến cung gò má di chuyển chèn ép lên các vùng cơ ở thái dương. Đây chính là nguyên nhân khiến cứng hàm, mặt đơ. Tuy nhiên bạn có thể cải thiện bằng cách thường xuyên há miệng. Sau một vài tháng hiện tượng cứng hàm có thể thuyên giảm. Ngoài ra, biến chứng mặt đơ còn có thể gặp phải nếu tiêm hạ gò má nhiều lần, quá liều lượng.
- Gò má vẫn cao
Một số khách hàng gặp phải tình trạng gò má vẫn cao dù đã phẫu thuật hạ gò má. Điều này xảy ra khi bác sĩ thực hiện xác định tỷ lệ phần xương hàm cần giảm không chính xác. Hoặc cũng có thể do việc di chuyển đỉnh gò má về vị trí mới chưa thực sự phù hợp với gương mặt của khách hàng.
- Xương không liền
Xương không liền cũng là một rủi ro khi hạ gò má không đúng kỹ thuật. Nguyên nhân thường là do bác sĩ cắt quá nhiều xương hàm, phần xương còn lại không đủ chắc chắn và mật độ cần thiết để liền lại sau phẫu thuật.
Tóm lại, phẫu thuật hạ gò má là một phẫu thuật khó, đòi hỏi độ chính xác cao, bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm. Nếu không đảm bảo các yếu tố này có thể dẫn đến nhiều biến chứng, rủi ro.
>>> Một số biến chứng khác bạn cần biết Tìm hiểu thêm
Làm sao để hạn chế tình trạng hạ gò má da chảy xệ?
Nếu biết cách chuẩn bị những yếu tố cần thiết để đảm bảo an toàn khi phẫu thuật thì ca hạ gò má vẫn đạt được thành công như mong đợi. Cụ thể, để hạn chế các biến chứng, tình trạng hạ gò má da chảy xệ thì bạn cần ghi nhớ các điều sau:
- Tư vấn bác sĩ trước khi thực hiện
Nếu bạn đang có nguyện vọng hạ gò má để mang lại sự hài hòa cho gương mặt thì hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa. Thông qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết về các phương pháp phẫu thuật phù hợp giúp bạn đưa ra sự lựa chọn sáng suốt.
- Kiểm tra sức khỏe toàn diện
Hạ gò má là một đại phẫu thẩm mỹ nên không thể bỏ qua bước thăm khám sức khỏe trước khi thực hiện. Cụ thể, khách hàng cần được kiểm tra các chỉ số sức khỏe, chụp X-quang, xác định mật độ xương,… nhằm kết luận bạn có đủ điều kiện sức khỏe cần thiết để thực hiện phẫu thuật hay không. Điều này sẽ giúp giảm thiểu biến chứng, rủi ro, mang đến kết quả thẩm mỹ an toàn.
- Sinh hoạt khoa học
Sau phẫu thuật bạn cần uống thuốc theo đơn mà bác sĩ kê. Hạn chế hoạt động trong những ngày đầu tiên. Tránh vận động mạnh như thể dục, thể thao, bơi lội. Ngoài ra nên tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tia cực tím.

Chăm sóc hậu phẫu đúng cách sau hạ gò má | Hạ gò má bị chảy xệ là sao? Nguyên nhân và cách phòng tránh
- Ăn uống lành mạnh
Trong những ngày đầu sau phẫu thuật hạ gò má, bạn chỉ có thể ăn uống nhẹ nhàng với các thực phẩm lỏng như cháo, súp để tránh phải hoạt động cơ mặt nhiều. Cần kiêng những loại thực phẩm cứng, đồ cay nóng, đồ ăn nhanh, chất kích thích, thực phẩm dễ gây mưng mủ vết thương. Bên cạnh đó cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng như rau củ, cam, quýt, bưởi,…
Với những thông tin trên, hy vọng đã giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề hạ gò má có bị xệ mặt không? Nếu còn băn khoăn nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ MIỄN PHÍ.
Xem thêm mxh khác:
https://www.hulkshare.com/bacsithammyhcm

Điều dưỡng viên, trợ lý bác sĩ Nguyễn Thị Phương Ly tốt nghiệp ngành điều dưỡng đa khoa tại trường Đại Học Y Dược TPHCM năm 2015. Sau khi tốt nghiệp, Phương Ly đã từng công tác tại một số bệnh viện lớn. Tuy nhiên với niềm đam mê bất diệt về thẩm mỹ, làm đẹp, cô đã quyết định “đầu quân” cho một viện thẩm mỹ lớn, uy tín tại Sài Gòn.
Đến nay Phương Ly đã có gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thẩm mỹ nói chung. Với lượng kiến thức chuyên môn phong phú về các lĩnh vực như nâng ngực, nâng mông, gọt cằm, hút mỡ… Phương Ly có thể tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc cho bạn đọc, giúp bạn đọc nắm được nhiều thông tin hữu ích, thẩm mỹ an toàn, hiệu quả lâu dài.
“Tôi thích thẩm mỹ lắm, dù sao cũng là con gái mà, ai chẳng đam mê cái đẹp đúng không. Tôi đã bỏ ra nhiều thời gian để tìm hiểu về các phương pháp thẩm mỹ, quy trình thực hiện. Bên cạnh đó, làm trợ lý cho bác sĩ cũng giúp tôi quan sát, nắm được nhiều thông tin hữu ích… Vì vậy tôi tự tin mình có thể tư vấn, hỗ trợ cho bạn tốt nhất”.
Bên cạnh những kiến thức chuyên môn, Nguyễn Thị Phương Ly cũng là người có tâm trong nghề, luôn sẵn sàng hỗ trợ, nhiệt tình giải đáp các thông tin cho độc giả. Hiện tại Phương Ly đang cộng tác cùng website Bác sĩ thẩm mỹ HCM cho công tác tham vấn y khoa nội dung trên trang. Đồng thời tư vấn các nội dung liên quan đến nâng vòng 1, nâng mông, thẩm mỹ hàm mặt, hút mỡ cho độc giả.