• Tiếng Việt
Thẩm mỹ Mặt

Hướng dẫn Chăm Sóc sau nâng mũi Sụn Sườn “chuẩn đét”

techparimal news

Sở hữu được dáng mũi đẹp, cao tự nhiên là niềm ao ước của biết bao cô gái, chàng trai. Hiện nay, phương pháp nâng mũi sụn sườn có thể giúp bạn thực hiện hóa được ước mơ này. Tuy nhiên, để có được kết quả thẩm mỹ tốt nhất ngoài việc lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín thì cách chăm sóc hậu phẫu cũng rất quan trọng. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn đạt chuẩn.

Hướng dẫn chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn chuẩn đét

Hướng dẫn chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn chuẩn đét

Những triệu chứng có thể gặp sau nâng mũi sụn sườn

Thông thường sau khi thực hiện nâng mũi bạn có thể gặp phải các triệu chứng, hiện tượng như sau:

  • Bị ù tai, chóng mặt: Hiện tượng này thường diễn ra trong khoảng 24 – 48 giờ đầu tiên. Nguyên nhân là do tác dụng phụ của thuốc tê hoặc do các cơ ở vùng mặt bị co kéo, người mệt mỏi gây nên.
  • Tiết dịch ở mũi: Sau nâng mũi, bạn có thể gặp phải tình trạng tiết dịch mũi. Điều này là do trong mũi đang có vết thương, các chất lỏng dư thừa sẽ bị đào thải ra gây tiết dịch.
  • Sưng đau vùng mũi: Hiện tượng này hầu như ai cũng gặp phải sau nâng mũi. Nguyên nhân là do các mô tế bào đang bị tổn thương, sụn nâng chưa kịp thích ứng với cơ thể gây nên. Thông thường sưng đau sẽ kéo dài khoảng 3 – 5 ngày và giảm dần sau đó.
  • Bầm tím: Hiện tượng bầm tím có thể xảy ra ở vùng mũi, hoặc thậm chí là vùng mắt, thường gặp trong 5 ngày đầu và giảm dần sau 2-3 tuần. Hiện tượng này cũng khá phổ biến và thường không gây nguy hiểm.
  • Đau nhức ở vùng sườn: Đối với những khách hàng nâng mũi sụn sườn tự thân sẽ cần phải tiến hành lấy sụn sườn. Vì vậy trong những ngày đầu, bạn sẽ có cảm giác đau nhức ở vùng ngực, nhất là khi cử động.

>>> Sau khi nâng mũi bằng sụn sườn thì bao lâu sẽ đẹp

Tầm quan trọng của việc chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn

Chăm sóc mũi đúng cách giúp vết thương mau lành, mũi vào phom đẹp | Hướng dẫn chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn chuẩn đét

Chăm sóc mũi đúng cách giúp vết thương mau lành, mũi vào phom đẹp | Hướng dẫn chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn chuẩn đét

Nâng mũi sụn sườn là phương pháp thẩm mỹ can thiệp chỉnh sửa vào toàn bộ cấu trúc mũi nhằm thay đổi các khuyết điểm của dáng mũi, giúp mũi mới trở nên thon gọn, đẹp tự nhiên, đường nét hài hòa. So với các phương pháp nâng mũi khác, nâng mũi sụn sườn có độ khó và phức tạp hơn. Chính vì vậy ngoài việc đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm thì khách hàng cũng phải biết cách chăm sóc hậu phẫu.

Việc tuân thủ theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ trong khâu chăm sóc hậu phẫu sẽ giúp cho vết thương mau hồi phục, hạn chế tình trạng viêm nhiễm, biến chứng. Ngoài ra, điều này còn giúp bạn giảm các triệu chứng khó chịu sau phẫu thuật như sưng, đau, bầm tím… Đặc biệt, việc chăm sóc hậu phẫu sẽ giúp dáng mũi nhanh gom lại, vào phom đẹp chuẩn và có “hạn sử dụng” lâu dài.

Trên thực tế cho thấy, có một số trường hợp sau nâng mũi bị biến chứng, dáng mũi lệch vẹo, bị viêm nhiễm kéo dài là do cách chăm sóc hậu phẫu chưa khoa học. Chẳng hạn như để mũi phải chịu va đập mạnh, không chú ý cách vệ sinh vết thương, không ăn kiêng những loại thực phẩm gây hại….

Vậy chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn như thế nào là đạt chuẩn? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung bên dưới.

Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn

Vệ sinh vết thương hàng ngày giúp loại bỏ bụi bẩn

Giữ vệ sinh là việc làm quan trọng giúp đẩy lùi các biến chứng viêm nhiễm. Chính vì vậy bạn cần vệ sinh, lau rửa vết thương mỗi ngày 2 lần sáng và tối để loại bỏ các mảng tế bào chết, bụi bẩn, vi khuẩn gây hại.

Tốt nhất nên sử dụng bông tẩy trang hoặc tăm bông thấm dung dịch sát khuẩn để vệ sinh vết thương. Sau đó lại sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh toàn bộ vùng mũi từ trong ra ngoài. Lưu ý khi vệ sinh cần hết sức nhẹ nhàng, không chà sát vào vết thương. Đồng thời không để nước dính vào vết thương. Đối với vùng lấy sụn, bạn cũng vệ sinh tương tự.

Cách vệ sinh vết thương sau nâng mũi | Hướng dẫn chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn chuẩn đét

Cách vệ sinh vết thương sau nâng mũi | Hướng dẫn chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn chuẩn đét

Chườm đá và chườm ấm giúp giảm sưng đau, bầm tím

Sau nâng mũi, bạn sẽ khó tránh khỏi hiện tượng sưng đau, bầm tím. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng biện pháp chườm đá và chườm ấm để giảm triệu chứng này. Cụ thể:

Đối với chườm đá, bạn nên thực hiện trong 48h đầu tiên. Mỗi lần chườm khoảng 15 phút, sau đó để cho mũi nghỉ ngơi. Khi chườm nên sử dụng túi chườm chuyên dụng, không để nước dính vào vùng mũi. Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên chườm ở vùng da xung quanh, không đè hay ấn trực tiếp vào mũi nhé.

Đối với chườm ấm, bạn nên thực hiện từ ngày thứ 3 trở đi. Chỉ nên chườm ở nhiệt độ khoảng 50 – 60 độ, không nên chườm quá nóng tránh làm bỏng da và ửng đỏ nhé. Việc chườm ấm sẽ giúp giảm bầm tím, giúp máu lưu thông tốt hơn.

>>> Sụn sườn sau khi nâng mũi có bị teo lại không? 

Tuyệt đối không va đập, sờ nắn vào mũi

Khi mới phẫu thuật nâng mũi sụn sườn, vùng mũi còn khá lỏng lẻo, sụn chưa kịp bám dính. Chính vì vậy bạn cần phải tránh mọi tác động mạnh như sờ nắn, va chạm vào mũi. Lúc này, chỉ cần 1 tác động nhỏ cũng có thể dáng mũi bị xô lệch.

Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp

Tư thế ngủ cũng rất quan trọng trong vấn đề chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn. Cụ thể, bạn nên nằm ngủ ở tư thế thẳng, đầu kê cao gối. Như vậy sẽ tránh gây áp lực lên vùng mũi, giúp mũi lành nhanh hơn. Tuyệt đối không nằm nghiêng hay nằm sấp vì có thể làm mũi bị lệch, vẹo. Ngoài ra, khi ngủ bạn cũng không để tay hay gối, gấu bông đè lên mũi. Đối với những bạn đã có gia đình thì lưu ý không nên quan hệ vợ chồng ngay sau khi nâng mũi nhé.

Uống thuốc theo đơn của bác sĩ & tái khám đúng hẹn

Thông thường sau nâng mũi, bạn sẽ được bác sĩ kê cho một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng khó chịu, phòng ngừa các biến chứng. Bạn cần uống thuốc theo đơn mà bác sĩ kê. Uống đủ và uống đúng liều lượng, tuyệt đối không tăng giảm liều lượng. Trong trường hợp, muốn sử dụng thêm các loại thuốc khác hay thực phẩm chức năng thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đồng thời, bạn cần ghi nhớ lịch tái khám, cắt chỉ.

Kiêng vận động, chơi thể thao, tập gym

Bạn cần kiêng các hoạt động thể chất mạnh như: bóng đá, chạy bộ, bơi lội, tập gym, bê vác vật nặng, các tư thế cúi thấp đầu, ngửa người quá mức,… Nên kiêng trong khoảng 1 tháng, khi mũi đã hoàn toàn hồi phục nhé.

Sau nâng mũi cần kiêng vận động mạnh | Hướng dẫn chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn chuẩn đét

Sau nâng mũi cần kiêng vận động mạnh | Hướng dẫn chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn chuẩn đét

Nghỉ ngơi và vận động hợp lý

Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn sau nâng mũi. Nên đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, không thức khuya. Tuy nhiên, vẫn nên vận động nhẹ nhàng bằng cách đi độ chậm để lưu thông máu. 

Dinh dưỡng cân đối, khoa học

Sau nâng mũi bạn nên bổ sung những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, có lợi cho quá trình hồi phục như thịt nạc heo, sữa, yến mạch, các loại đậu, khoai lang, rau bina, súp lơ, cà rốt, cà chua, các loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất như cam, kiwi, bưởi, dưa hấu, dâu tây,… Đồng thời nên uống nhiều nước, nước ép trái cây để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Bạn nên ưu tiên sử dụng các món mềm để tránh làm ảnh hưởng đến cơ hàm nhé.

Song song với đó bạn cần kiêng cữ những loại thực phẩm gây sẹo xấu như rau muống, thịt bò, trứng… những loại thực phẩm gây mưng mủ vết thương như thịt gà, hải sản, đồ nếp, các món cay nóng, nhiều dầu mỡ… nhóm thực phẩm làm kéo dài quá trình phục hồi như nước ngọt, cà phê, bia, rượu,…

Đặc biệt, trong quá trình chăm sóc hậu phẫu, nếu phát hiện thấy mũi có dấu hiệu bất thường thì bạn cần nhanh chóng quay lại cơ sở thẩm mỹ để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Lời kết

Chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn là khâu rất quan trọng giúp bạn nhanh chóng có được dáng mũi đẹp và kết quả bền lâu. Trong quá trình chăm sóc hậu phẫu, nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với Bác sĩ thẩm mỹ HCM để được tư vấn, hướng dẫn nhé.

Tin liên quan