Nâng ngực có đau không? Bao lâu thì hết đau?

Phẫu thuật nâng ngực là một phương pháp làm đẹp không còn quá xa lạ gì với mọi người. Mặc dù là vậy nhưng vẫn có một số người e dè khi sử dụng biện pháp làm đẹp này. Đa số khách hàng đều sợ để lại biến chứng và bị đau sau khi phẫu thuật. Vậy nâng ngực có đau không, nâng ngực bao lâu thì hết đau? Cách để giảm đau khi nâng ngực? Hãy cùng nhau giải đáp những câu hỏi này nhé.

Nâng ngực có đau không, nâng ngực bao lâu thì hết đau?
Nâng ngực có đau không, nâng ngực bao lâu thì hết đau?
Nâng ngực có đau không?
Nâng ngực được xem như là một ca đại phẫu vì vậy việc đau nhức là điều không thể nào tránh khỏi. Với công nghệ hiện đại và tiên tiến trong ngành thẩm mỹ đã giúp khách hàng giảm đi cảm giác đau đớn và khó chịu. Tuy vậy nhưng vẫn có một số chị em vẫn mang nỗi ám ảnh sợ đau nên chưa dám sử dụng biện pháp này.
Phương pháp phẫu thuật nâng ngực sẽ gây ra đau nhức nhưng đau nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc đau nhức như: tay nghề bác sĩ, công nghệ phẫu thuật, cơ địa, cách chăm sóc sau khi phẫu thuật… Để hạn chế được cơn đau thì bạn nên chú ý đến những yếu tố này. Ngoài ra, bác sĩ cũng cung cấp cho bạn một số thuốc kháng sinh, giảm đau nên cơn đau cũng sẽ được giảm đi một cách đáng kể.
- Quá trình phẫu thuật khi nâng ngực
Chị em phụ nữ thường rất sợ đau trong suốt quá trình nâng ngực do lúc này vùng ngực sẽ bị tác động nhiều nhất. Thực tế thì hoàn toàn ngược lại đối với suy nghĩ của mọi người. Bởi vì trong suốt quá trình phẫu thuật bác sĩ đã sử dụng thuốc mê khiến bạn không cảm nhận được một chút đau đớn nào. Vậy nên bạn có thể hoàn toàn an tâm trong quá trình nâng ngực.
- Sau quá trình phẫu thuật nâng ngực
Sau khi hoàn tất phẫu thuật bạn sẽ được đưa xuống phòng hồi sức để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe và nghỉ ngơi. Khi thuốc mê dần hết tác dụng thì cũng là lúc bạn cảm nhận được rõ cơn đau nhức ở tại vùng ngực.
Cơn đau trong những ngày đầu tiên có thể khiến bạn đau nhức toàn bộ vùng ngực nhưng sẽ giảm dần trong 1 – 2 tuần. Trong giai đoạn này, bác sĩ tiến hành kê thuốc giảm đau để kiềm chế lại cơn đau của bạn. Tùy thuộc vào cơ địa từng người mà thuốc giảm đau được kê theo liều lượng nhiều hay ít.
Trong khoảng từ 10 – 12 ngày sau khi phẫu thuật bạn nên đến viện thẩm mỹ để thăm khám vết thương và cắt chỉ. Thao tác cắt chỉ được bác sĩ thực hiện một cách nhanh chóng và không hề gây ra đau nhức hay bất kỳ tổn thương nào. Lúc này ngực của bạn cũng đã phục hồi khá ổn nhưng bạn cũng cần chú ý không nên vận động quá nhiều sau khi cắt chỉ. Nếu vận động nhiều có thể khiến vết mổ bị hở làm chậm quá trình phục hồi.
Nâng ngực bao lâu thì hết đau?
Mỗi người có một cơ địa khác nhau vậy nên cơn đau kéo dài bao lâu thì còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Do đó nên cũng sẽ không có câu trả lời chính xác cho việc nâng ngực bao lâu thì hết đau? Đối với người có cơ địa tốt thì cơn đau sẽ kéo dài khoảng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, những người có cơ địa dữ thì cơn đau có thể kéo dài đến một tháng. Bạn cũng không nên quá lo lắng vì cơn đau sẽ được giảm dần qua từng ngày và ở trong mức có thể chịu đựng được.

Sau khi nâng ngực cơn đau sẽ kéo dài từ 1 – 2 tuần ( tùy vào cơ địa )
Bạn sẽ cảm nhận được cơn đau nhiều nhất trong giai đoạn hậu phẫu thuật. Để cơn đau được giảm đi và rút ngắn thời gian đau nhức bạn nên chăm sóc vết thương thật cẩn thận. Thêm vào đó bạn cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi giúp vết thương nhanh chóng phục hồi hơn.
Cách để giảm đau khi nâng ngực
Cơn đau ngực sẽ được phụ thuộc vào đa dạng các yếu tố khác nhau như: tay nghề bác sĩ, lựa chọn túi ngực, công nghệ nâng ngực,… Do đó nếu bạn muốn tìm đáp án cho câu hỏi “nâng ngực có đau không, nâng ngực bao lâu thì hết đau?” bạn không nên bỏ qua những yếu tố sau đây.
Chọn kích thước túi ngực phù hợp
Nếu bạn chọn kích thước quá nhỏ thì ngực sẽ không hấp dẫn và như mong đợi. Ngược lại nếu chọn túi ngực quá to sẽ gây tức ngực, đồng thời tình trạng đau nhức sẽ kéo dài. Vậy nên bạn cần kiểm tra xem các yếu tố như: chiều cao, cân nặng, chiều rộng vai, chiều rộng hông, thể tích ngực, độ rộng ngực, khoảng cách giữa hai ngực, mô và thành ngực… trước khi nâng ngực .
Thông số tiêu chuẩn cho chiều cao túi ngực như sau:
- Chiều cao 150cm thì vòng ngực có số đo từ 76 – 80cm.
- Chiều cao 155cm thì vòng ngực có số đo từ 78 – 83cm.
- Chiều cao 160cm thì vòng ngực có số đo từ 83 – 86cm.
- Chiều cao 170cm thì vòng ngực có số đo từ 86 – 93 cm.
Tuy nhiên, size túi ngực được tính bằng thể tích nên cũng rất khó để hình dung được kích thước của ngực sau khi phẫu thuật. Hiện nay, có rất nhiều size như: 275ml, 280ml, 300ml, 320ml, 350ml, 400ml, 450ml…. Vì vậy, bạn cần được bác sĩ tư vấn size trước khi phẫu thuật. Ngoài ra bạn cũng có thể nhờ bác sĩ cung cấp hình ảnh 3D để có thể hình dung được ngực sau khi phẫu thuật.

Chọn kích thước túi ngực phù hợp không gây đau nhức sau khi nâng ngực
Nếu không sử dụng túi ngực thì bạn cũng có thể sử dụng biện pháp nâng ngực bằng mỡ tự thân. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không hiệu quả và không giữ được lâu. Bởi vì mỡ được đưa vào ngực sẽ không được cung cấp máu riêng. Vậy nên lượng mỡ này phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp máu của bầu vú.
Đường mổ của phù hợp
Thông thường khi nâng ngực sẽ bao gồm 4 đường mổ được áp dụng nhiều nhất sau đây
- Đường núm vú
Núm vú nằm gần khoang ngực nhất vậy nên bác sĩ có thể đưa túi ngực vào một cách dễ dàng. Ngoài ra, núm vú là nơi cực kỳ nhạy cảm do chúng chứa nhiều dây thần kinh. Vậy nên đường này được xem là đường đau nhất khi nâng ngực. Nếu bạn muốn thực hiện thu nhỏ đầu vú thì có thể chọn đường mổ này.
- Đường nách
Đây là một trong những đường mổ được sử dụng nhiều nhất trong nâng ngực bởi vì nó hạn chế để lại sẹo. Ngoài ra, khi mổ bằng đường nách cũng sẽ giảm đi cảm giác đau nhức so với các đường khác. Tuy nhiên biện pháp này chỉ sử dụng được với khách hàng lần đầu tiên thực hiện phẫu thuật nâng ngực. Đối với những khách hàng thực hiện phẫu thuật đi kèm như thu nhỏ đầu vú cũng không nên rạch đường nách.

Đường mổ ở nách để nâng ngực nội soi
- Đường chân ngực
Đường mổ chân ngực không được sử dụng phổ biến bởi vì nó có nguy cơ để lại sẹo cao. Tuy nhiên, vết sẹo được giấu đi bên dưới chân ngực nên lúc nằm bạn mới có thể nhìn thấy nó. Đối với trường hợp ngực chảy xệ, bầu ngực bị bè không tạo khe hoặc phẫu thuật nâng ngực chỉnh sửa lần 2 mới sử dụng biện pháp này.
- Đường rốn
Đường rốn được sử dụng rất ích trong phẫu thuật nâng ngực bởi vì khoảng cách từ rốn đến ngực khá lớn. Để có thể di chuyển túi ngực đến khoang ngực sẽ gây ra những xâm lấn và ảnh hưởng lớn đến những vùng xung quanh. Vì vậy nó cũng sẽ khiến cơn đau của bạn kéo dài hơn sau khi phẫu thuật nâng ngực.
Sức khỏe tốt và tinh thần ổn định
Một bí quyết để giảm đau nhức đó là bạn phải có một sức khỏe tốt và tinh thần ổn định trước khi phẫu thuật. Bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu kiểm tra sức khỏe trước khi tiến hành nâng ngực. Đây là một trong những bước quan trọng kiểm tra xem bạn có đủ điều kiện để tiến hành nâng ngực hay không?
Phẫu thuật nâng ngực có thể khiến cơ thể bạn suy yếu và mất đi nhiều sức lực. Vì vậy trong khoảng 1 tháng trước khi nâng ngực bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đồng thời tập thể dục thường xuyên hơn. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị một tinh thần lạc quan trước khi phẫu thuật để tránh bị tâm lý trong lúc bắt đầu phẫu thuật.
Công nghệ nâng ngực
Công nghệ nâng ngực cũng sẽ góp phần khiến cho bạn có cảm thấy đau nhiều hay ít khi nâng ngực. Nếu công nghệ càng cao thì cơn đau sẽ càng giảm đi. Hiện nay có 3 công nghệ nâng ngực khá phổ biến và được ưa chuộng như:
- Nâng ngực nội soi
Đây là một trong những phương pháp nâng ngực được ưa chuộng và sử dụng thường xuyên nhất. Thông qua các thiết bị để giúp nội soi và đưa túi ngực vào bên trong khoang ngực. Túi ngực cho phương pháp này cũng rất đa dạng như: túi ngực silicon, túi nước biển, túi nano chip,… Đối với phương pháp nâng ngực sử dụng túi ngực thì hiệu quả sẽ được kéo dài hơn so với nâng ngực bằng mỡ tự thân.
- Nâng ngực bằng mỡ tự thân
Đây là phương pháp sử dụng các phần mỡ dư thừa từ bụng, đùi, hông,.. để cấy lên vùng ngực. Phương pháp này không chỉ giúp vòng một của bạn trông đẫy đà hơn mà còn giúp làm thon gọn các khu vực khác. Thêm vào đó cơ thể sẽ thích ứng với lượng mỡ được cấy nhanh hơn và tránh được tình trạng dị ứng với túi ngực do nâng ngực bằng túi.

Phương pháp nâng ngực bằng mỡ tự thân
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng được với những khách hàng muốn tăng từ 1 – 2 size ngực và những khách hàng có nhiều mỡ thừa. Do lượng mỡ trong cơ thể không đủ để nâng ngực đồng thời ngực trước khi nâng quá nhỏ nên sau khi nâng vùng ngực của bạn cũng không cải thiện được quá nhiều. Ngoài ra, phương pháp này cũng không giữ được mỡ quá lâu nên cũng không được mọi người sử dụng nhiều.
- Nâng ngực bị chảy xệ
Nâng ngực bị chảy xệ, sa trễ là một trong những biện pháp nâng ngực tạo nên cơn đau nhiều nhất cho khách hàng. Bởi vì phương pháp này sẽ tiến hành cắt bỏ phần da thừa ở vùng ngực giúp ngực trở nên thon gọn và căng tròn hơn.
Tùy thuộc vào tình trạng của ngực mà bác sĩ sử dụng phương pháp nâng ngực khác nhau. Có các phương pháp tùy thuộc vào mức độ chảy xệ của ngực như sau:
- Ngực chảy xệ nhẹ: phẫu thuật theo phương pháp hình trăng khuyết
- Ngực chảy xệ trung bình: phẫu thuật theo phương pháp hình bánh rán hoặc hình chiếc kẹo mút
- Ngực chảy xệ nặng: phẫu thuật theo phương pháp hình mỏ neo
>>> Xem nhanh: Nâng Ngực Giá Bao Nhiêu?
Lựa chọn cơ sở uy tín và có bác sĩ tay nghề cao
Để có được vòng một quyến rũ và giảm tối đa cảm giác đau nhức thì bạn nên chọn những viện thẩm mỹ uy tín và bác sĩ có tay nghề cao. Bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm sẽ tránh được việc làm tổn thương các mô xung quanh ngực của bạn. Từ đó cũng sẽ giảm được các biến chứng và tình trạng đau nhức sau khi phẫu thuật.

Lựa chọn cơ sở uy tín và bác sĩ có tay nghề cao để nâng ngực
Một số trường hợp phẫu thuật tại các viện thẩm mỹ không rõ nguồn gốc và không có giấy phép dẫn đến các biến chứng xấu. Các tình trạng thường thấy như: hai bên ngực không đều, để lại sẹo to, da bị kích ứng với túi ngực, nhiễm khuẩn da,… Vậy nên bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về viện thẩm mỹ và bác sĩ trực tiếp thực hiện phẫu thuật cho mình trước khi tiến hành phẫu thuật nhé.
Chăm sóc đúng cách giúp giảm đau sau khi phẫu thuật nâng ngực
Câu hỏi “nâng ngực có đau không, nâng ngực bao lâu thì hết đau?” sẽ là chuyện nhỏ nếu bạn biết chăm sóc đúng cách sau khi phẫu thuật. Chăm sóc đúng cách sẽ giúp cơ thể bạn nhanh chóng phục hồi, giảm được cơn đau hiệu quả.
Cách chăm sóc sau khi phẫu thuật
- Dành khoảng 1 tuần để nghỉ ngơi cho vết thương được phục hồi hoàn toàn.
- Bạn không nên hoạt động quá nhiều, chạm, gãi hoặc đè vùng ngực trong vòng 1 tháng sau khi phẫu thuật.
- Thường xuyên thay băng, thấm dịch và vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý.
- Chườm mát cho ngực trong khoảng 2 ngày đầu để ngực không bị sưng.
- Chườm ấm vào ngày thứ 4 trở đi giúp vết mổ tan máu bầm.
- Uống thuốc đầy đủ như: thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống sẹo… để quá trình được phục hồi nhanh hơn.
- Bạn nên mặc áo định hình khuôn ngực sau phẫu thuật để vòng 1 có dáng đẹp hơn.
Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật nâng ngực
- Bạn không nên sử dụng các loại hải sản, thịt gà, nếp, rau muống… để tránh gây ngứa, sẹo lồi hoặc mưng mủ vùng ngực.
- Các loại thịt bò, trứng, nước tương… sẽ gây thâm sạm sau khi vết thương lành.
- Những chất kích thích như: bia, rượu, thuốc lá, cà phê cũng sẽ làm vết thương lâu lành hơn.
- Bạn nên sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều protein như: đậu, ngũ cốc, sữa, thịt heo… để vết thương được phục hồi nhanh hơn.
- Bổ sung thêm chất xơ và vitamin từ các loại trái cây như: kiwi, dâu, cam, bưởi… giúp cơ thể đầy đủ chất đồng thời hỗ trợ kháng viêm cho vết thương.
Lời kết
Bài viết đã giải đáp hết những thắc mắc cho câu hỏi “nâng ngực có đau không, nâng ngực bao lâu thì hết đau?”. Nếu bạn chăm sóc đúng cách và đảm bảo được các yếu tố trên thì cơn đau và thời gian đau sau khi phẫu thuật sẽ được rút ngắn đi rất nhiều. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào thì có thể liên hệ HOTLINE 0933320153 hoặc INBOX fanpage để được tư vấn nhé.
Xem mxh khác:
https://www.plurk.com/bacsithammyhcm

Điều dưỡng viên, trợ lý bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến có bằng cử nhân điều dưỡng đa khoa K3 tại trường Đại Học Trà Vinh. Cô tốt nghiệp loại Giỏi và đã từng thực tập tại các bệnh viện lớn ở khu vực miền Nam. Hiện tại Kim Xuyến đang giữ vai trò điều dưỡng viên, trợ lý bác sĩ tại một viện thẩm mỹ lớn ở Hồ Chí Minh.
Là người từng tham gia hỗ trợ cho bác sĩ trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ, Kim Xuyến hiểu rõ về các phương pháp, quy trình thực hiện. Đồng thời cô cũng là người chăm sóc hậu phẫu cho nhiều khách hàng, thực hiện các công đoạn thay băng, cắt chỉ. Vì vậy Kim Xuyên có thể tư vấn, hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của độc giả về thẩm mỹ, làm đẹp.
“Trong thời buổi hiện nay, diện mạo, hình thức bên ngoài đóng vai trò quan trọng. Một diện mạo đẹp, cuốn hút sẽ giúp bạn có thêm tự tin, mở ra nhiều cơ hội trong cuộc sống. Chính vì vậy phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào phẫu thuật thẩm mỹ cũng đẹp. Theo mình, để tránh các biến chứng, rủi ro thì khách hàng cần phải nắm được các thông tin về phương pháp, quy trình, địa chỉ thực hiện, chế độ chăm sóc hậu phẫu. Việc truy cập vào các website như Bác sĩ thẩm mỹ HCM thực sự rất hữu ích khi muốn phẫu thuật thẩm mỹ”.
Hiện tại, Trần Thị Kim Xuyến tham gia tham vấn y khoa, tư vấn cho bạn đọc các thông tin về nâng ngực nội soi, treo sa trễ, gọt cằm, trượt cằm… tại Bác sĩ thẩm mỹ HCM.