• Tiếng Việt
Thẩm mỹ Ngực

Biến chứng nâng ngực và tác hại hầu như KHÔNG thể tránh!

Nâng ngực là phương pháp giúp cải thiện kích cỡ vòng 1, mang đến đôi gò bồng đảo căng tròn, quyến rũ cho chị em. Tuy nhiên trên thực tế, không phải ai nâng ngực xong cũng được như ý muốn. Có nhiều trường hợp gặp phải biến chứng nâng ngực như bao xơ, viêm nhiễm, bầu ngực không cân đối. Phần lớn các tác hại của nâng ngực đều là do bác sĩ thực hiện kém chuyên môn, túi độn không an toàn, chăm sóc hậu phẫu không đúng cách…

Các biến chứng nâng ngực có thể gặp phải và cách phòng tránh

Các biến chứng nâng ngực có thể gặp phải và cách phòng tránh

Những biến chứng, tác hại của nâng ngực

Nâng ngực là một trong những dịch vụ thẩm mỹ được ưa chuộng hiện nay. Phương pháp này giúp tăng kích thước vòng 1, xóa bỏ “bức tường”, “ 2 lưng”. Hiện nay, có nhiều phương pháp nâng ngực được áp dụng. Nhưng chủ yếu là nâng ngực bằng mỡ tự thân và nâng ngực nội soi. 

Đối với nâng ngực bằng mỡ tự thân, bác sĩ sẽ sử dụng mỡ thừa ở đùi, bụng, hông của chính khách hàng. Sau đó chiết tách ly tâm để lọc ra những tế bào mỡ khỏe mạnh nhất sau đó cấy vào vòng 1. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng được với những người có đủ mỡ dư thừa. Hơn thế nữa mỡ sau khi được cấy vào ngực chỉ tồn tại được một thời gian, không vĩnh viễn.

Đối với nâng ngực nội soi, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị nội soi để bóc tách tạo khoang ngực bằng đường nách hoặc đường quầng ti hay đường chân ngực. Sau đó đưa túi độn vào bên trong, cân chỉnh tạo bầu ngực cân đối cho khách hàng. So với nâng ngực bằng mỡ tự thân thì phương pháp nâng ngực nội soi cho hiệu quả lâu dài hơn.

Mặc dù là như vậy nhưng nâng ngực được xếp vào dịch vụ đại phẫu thẩm mỹ. Vì vậy nâng ngực cũng tồn tại cũng nhiều rủi ro mà không phải ai cũng biết. Theo các chuyên gia, nâng ngực bằng túi độn là phương pháp phổ biến, có độ an toàn cao nhưng không phải là không tiềm ẩn rủi ro. Dưới đây là những biến chứng nâng ngực chị em cần biết để có biện pháp phòng tránh kịp thời.

Biến chứng sau nâng ngực | Các biến chứng nâng ngực có thể gặp phải và cách phòng tránh

Biến chứng sau nâng ngực | Các biến chứng nâng ngực có thể gặp phải và cách phòng tránh

  • Hai bên bầu ngực không cân xứng

Ngực không cân xứng là tình trạng một bên vú có kích thước, hình dáng và vị trí khác với bên còn lại. Bên cạnh đó vị trí của núm và nếp vú cũng có thể có sự chênh lệch nhau. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn tác động đến sức khỏe chị em.

  • Co thắt bao xơ

Cơ thắt bao xơ là hiện tượng lớp mô sẹo bất thường hình thành xung quanh túi ngực làm cho bầu ngực bị cứng và khó chịu. Đây được đánh giá là biến chứng nâng ngực nặng nề nhất. Khi gặp tình trạng bao xơ, bạn sẽ cần phải tái phẫu thuật để khắc phục.

  • Biến chứng nhiễm trùng

Sau khi nâng ngực, hiện tượng nhiễm trùng có thể gây nên những tác động to lớn đến kết quả cuối cùng của bầu ngực. Phần lớn nguyên nhân gây nhiễm trùng là do phòng mổ không vô trùng, khử khuẩn, dụng cụ y tế không được vệ sinh kỹ lưỡng hoặc cũng có thể do vệ sinh vết thương kém.

  • Biến chứng tụ máu

Tụ máu cũng là một trong những tác hại của nâng ngực thường gặp. Nguyên nhân gây tụ máu là do quá trình thực hiện nâng ngực làm tổn thương mạch máu dẫn đến tích tụ máu quanh vết thương. Biểu hiện cụ thể là xuất hiện những vết bầm tím quanh ngực, vết thương không lành và dịch máu chảy ra ngoài.

  • Nâng ngực bị lộ túi

Biến chứng lộ túi ngực thường xảy ra do đặt túi ngực quá cao, mô tuyến vú không thể bao phủ hoàn toàn và có xu hướng chảy xuống dưới. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này phần lớn do chuyên môn kỹ thuật của bác sĩ chưa đạt chuẩn, tạo khoang không chính xác.

  • Rò rỉ túi ngực

Với các loại túi gel hiện đại sẽ không có tình trạng rò rỉ hay nổ túi. Phần lớn biến chứng này thường xảy ra với túi nước biển hoặc túi độn không đạt kiểm định về chất lượng độ bền. 

Những quy tắc an toàn giúp ngăn ngừa biến chứng nâng ngực

Phần lớn các trường hợp gặp biến chứng nâng ngực đều là do tay nghề của bác sĩ thực hiện non kém, điều kiện phòng mổ không đạt chuẩn, túi độn kém an toàn hoặc chăm sóc hậu phẫu không đúng cách. 

Do đó, bạn vẫn có thể phòng tránh được các biến chứng này bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn sau đây:

Những quy tắc giúp nâng ngực an toàn | Các biến chứng nâng ngực có thể gặp phải và cách phòng tránh

Những quy tắc giúp nâng ngực an toàn | Các biến chứng nâng ngực có thể gặp phải và cách phòng tránh

  • Thăm khám cùng bác sĩ chuyên môn

Trước khi nâng ngực bạn cần phải đến gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa và lắng nghe tư vấn nhằm hiểu rõ các ưu, nhược điểm của nâng ngực. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ gợi ý cho bạn lựa chọn loại túi độn, kích cỡ, hình dáng ngực phù hợp vòng 1 hiện tại của bạn. Điều này là rất quan trọng, quyết định đến sự thành công của ca phẫu thuật.

  • Không được giấu bệnh (nếu có)

Trong quá trình nâng ngực nếu bạn giấu bệnh là một điều cực kỳ nguy hiểm. Bởi những người mắc bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp hoặc tiểu đường sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật nâng ngực. Chính vì vậy bạn cần khai báo rõ ràng với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình. Kể cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng.

  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Trước khi tiến hành nâng ngực, khách hàng buộc phải thực hiện các thủ tục kiểm tra sức khỏe tổng quát để xác định rằng bản thân đủ điều kiện để tiến hành phẫu thuật nâng ngực. Đây được xem là một trong những quy tắc quan trọng không thể bỏ qua. Những xét nghiệm gồm: xét nghiệm máu, thử phản ứng thuốc, đo nhịp tim, huyết áp…

  • Lựa chọn địa chỉ uy tín

Nâng ngực là đại phẫu thẩm mỹ. Do đó chỉ được phép thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa được Bộ y tế cấp giấy phép. Chính vì vậy bạn cần phải lựa chọn những đơn vị hoạt động hợp pháp, có giấy phép đầy đủ. Nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại, an toàn. Điều này giúp bạn có thể có được kết quả thẩm mỹ như ý, hạn chế biến chứng.

  • Chọn túi ngực an toàn

Túi độn ngực cũng ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ của bầu ngực, “tuổi thọ” dáng ngực và sức khỏe của bạn. Chính vì vậy bạn cần chọn lựa loại túi độn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được FDA kiểm định. Hiện nay thay vì sử dụng túi silicon thông thường, bác sĩ khuyến khích bạn nên lựa chọn túi gel. Đây là dòng túi độn có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, tuổi thọ lên đến 15 năm. Đặc biệt có dòng túi được gắn chip thông minh với khả năng lưu trữ các thông tin về ngày sản xuất, kích cỡ,…

  • Chăm sóc hậu phẫu đúng cách

Việc chăm sóc hậu phẫu sai cách có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm hoặc làm túi bị lệch, dáng ngực không cân đối cũng như các biến chứng khác. Do đó, sau khi nâng ngực bạn cần tuyệt đối tuân thủ những dặn dò, chỉ định của bác sĩ. Cụ thể bạn cần nằm lại viện để theo dõi từ 1 – 3 ngày. Chú ý vệ sinh vết thương sạch sẽ. Mặc áo định hình để cố định dáng ngực. Tuyệt đối không chơi thể thao, hoạt động mạnh sau nâng ngực. Uống thuốc, tái khám định kỳ. 

Đặc biệt ngay khi phát hiện thấy ngực có các dấu hiệu khác thường thì cần bình tĩnh và nhanh chóng quay lại bệnh viện để thăm khám. Dựa vào nguyên nhân và tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp (chẳng hạn như tái phẫu thuật ngực).

Lời kết

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn đọc các biến chứng, tác hại của nâng ngực và những quy tắc an toàn giúp ngăn ngừa biến chứng. Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giải đáp miễn phí.

Tin liên quan